Sự kiện Thứ tư, 12/11/2014, 14:40 GMT+7
Tổng thống Obama nỗ lực giải quyết bế tắc trong thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương

Tổng thống Mỹ Barack Obam nỗ lực giải quyết bế tắc đang cầm chân các cuộc đàm phán về ước thương mại Thái Bình Dương khi ông mở một cuộc họp với lãnh đạo các quốc gia bàn về vấn đề này.

nov12 obama

Phát biểu trước khi diễn ra các cuộc thảo luận với lãngh đạo 12 nước tham gia và thỏa thuận Hợp tác xuyên Thái Bình Dương ngày 10/11 tại Bắc Kinh, ông Obama cho biết ông thấy được động lực xây dựng hiệp ước lớn nhất từng do Hoa Kỳ đàm phán.

Phát biểu tại tòa đại sứ Mỹ, ông Obama nói, “Hiệp ước có khả năng trở thành một thành tựu lịch sử. Hiện tại, tất cả đều tùy thuộc vào việc liệu chúng ta có thể hoàn tất một thỏa thuận hoàn chỉnh và đầy tham vọng hay không.”

Là phần chính trong kế hoạch tái cân bằng của Mỹ tại châu Á, hiệp ước thương mại vẫn chưa hoàn chỉnh trong một năm nay, sau khi các quan chức thể hiện hy vọng hiệp ước sẽ nhanh chóng hoàn tất. Hiệp ước không bao gồm Trung Quốc, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra đối trọng bằng cách xúc tiến một thỏa thuận với tên gọi Khu vực Tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương.

Sự cạnh tranh giữa hai hiệp ước thương mại chỉ là một dấu hiệu của cuộc đua tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại tâm điểm các cuộc họp ở Bắc Kinh, nơi Trung Quốc hiện chủ trì diễn đàn Hợp tác châu Á Thái Bình Dương với 21 thành viên cũng như trong chuyến công du cấp nhà nước của ông Obama.

Hiệp ước Thái Bình Dương sẽ kết nối một khu vực với sản lượng kinh tế hàng năm khoảng 28 ngàn tỷ USD, gần 39% tổng sản lượng toàn cầu, và là trụ cột trong các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc duy trì ảnh hưởng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Nhật Bản, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam là những nước tham gia các cuộc đàm phán.

Theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, dự kiến sẽ có một tỷ người tiêu dùng châu Á thuộc tầng lớp trung lưu trong 20 năm tới.

Sở hữu trí tuệ

Những công ty như Procter & Gamble Co., JPMorgan Chase & Co. và Citigroup Inc. đều mong muốn có được hiệp ước này để tăng cường thêm sự bảo vệ cho vấn đề sở hữu trí tuệ.

Trong khi các cuộc đàm phán có được các bước tiến tích cực trong năm qua, những vấn đề liên quan đến một số quốc gia trong đó có Nhật Bản và Canada đã đẩy lùi việc đạt được một thỏa thuận cuối cùng.

Trước khi ông Obama bắt đầu chuyến công du châu Á tám ngày, các quan chức Hoa Kỳ đã làm rõ họ không hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng trong tuần này. Tuy nhiên, hy vọng cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo sẽ đẩy nhanh tiến trình.

Đối với ông Obama, đây là chuyến công du thứ hai của ông đến châu Á trong năm nay, trong bối cảnh có các nghi ngờ đối với việc duy trì sức mạnh quân đội của chính phủ và tái cân bằng kinh tế tại châu Á.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1